Hội thảo được tổ chức bởi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (DONRE) cùng phối hợp với Ngân hàng Thế Giới (WB), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và các chuyên gia trong Mạng lưới không khí sạch (VCAP) với mong muốn chia sẻ và cập nhật tiến trình và các nỗ lực hiện nay trong việc cải thiện chất lượng không khí.

Trong tọa đàm đã diễn ra hai phiên trình bày và trao đổi về các nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Phiên đầu tiên có sự tham gia của các diễn giả: PGS. TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh, ĐH Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội; TS. Lý Bích Thủy INEST; bà Nguyễn Thị Hằng GreenID dưới sự tham gia điều phối thảo luận của ông Lê Tuấn Định PGĐ Sở TNMT Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Anh Lê và bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc tổ chức Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn.

Một phần kết quả từ nghiên cứu đánh dấu lần đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam mô hình WRF- Chem được triển khai và kiểm chứng đối với các biến khí tượng và khí quyển của các trạm quan trắc mặt đất. 

Từ “bức tranh” chung trực quan về sự phân phối các chất ô nhiễm trong khí quyển theo mùa, các nghiên cứu khác cụ thể trong thời kỳ Covid-19 hay các tác động của nhiệt điện than lần lượt được chia sẻ và trao đổi. Cụ thể một số kết quả được đưa ra như: (i) Ảnh hưởng thời tiết lên tới nồng độ bụi trên từng ngày là rất lớn. Nồng độ thường cao khi tốc độ gió thấp, và khối khí di chuyển từ phía đông bắc hoặc đông đông nam; (ii) Nồng độ chất ô nhiễm trong thời gian cách ly giảm so với trước cách ly: CO giảm từ 13-27% và PM2.5 giảm 4-10% trong thời gian cách ly. Sự suy giảm này tương ứng với sự suy giảm của lưu lượng giao thông trong thời gian cách ly. (iii) Theo kịch bản QHĐ VII ĐC – 2030 thì số ca tử vong sớm gấp 6,5 lần năm 2017 nhưng nếu thắt chặt tiêu chuẩn sẽ giảm 80% số ca tử vong.

Như vậy, mỗi nghiên cứu sử dụng những mô hình khác nhau để tìm hiểu các xu hướng biến đổi và tác động của các chất gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên như những mảnh ghép không hoàn hảo, các nghiên cứu cũng nhận thêm các ý kiến trao đổi, đóng góp để ít nhất những mảnh ghép sau sẽ hoàn thiện và khớp hơn trong tổng thể hài hòa thực trạng chất lượng không khí Hà Nội.

Phiên thứ hai trình bày và trao đổi về chuỗi các dự án do World Bank cùng nhiều các nhóm chuyên gia trong và ngoài nước đồng hành cùng Hà Nội trong việc kiểm kê, xác định và phân tích các nguồn gây ô nhiễm không khí. Trình bày tại phiên này gồm nhóm các chuyên gia của công ty Niras, Viện Phân tích Ứng dụng quốc tế (IIASA) và cơ quan Finnish Meteorological Institute; dưới sự tham gia điều phối thảo luận của ông Lê Tuấn Định PGĐ Sở TNMT Hà Nội, GS. Hoàng Xuân Cơ và bà Nguyễn Thị Lệ Thu điều phối tại World Bank.

Các kết quả trao đổi không chỉ củng cố hay cung cấp thêm các thông tin cho các nghiên cứu trước, các kết quả nghiên cứu thể hiện các xu hướng ngày một rõ ràng. Cụ thể với các nguồn ảnh hưởng như (i) lượng rác thải tăng cao gây tác động lớn đến chỉ số AQI, chủ yếu do đốt rác trái phép và xử lý không đúng quy định; (ii) tổng tiêu thụ nhiên liệu từ hoạt động giao thông (trong đó xe máy chiếm tỷ trọng lớn) làm tăng ONKK,… Các dữ liệu nguồn ảnh hưởng là đầu vào cho mô hình GAIN nhằm đánh giá tác động và xây dựng chiến lược giảm thiểu ONKK. Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ, các nguồn bụi phát thải chính tại khu vực Hà Nội là từ giao thông, đốt phụ phẩm nông nghiệp.

Như vậy từ hội thảo, đây cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác nghiên cứu chuyên sâu hay các cam kết tiếp tục đồng hành cùng Hà Nội trong từng bước làm rõ và cải thiện bức tranh chất lượng không khí của thành phố.

Để download tài liệu của hội thảo, mời bạn đăng ký vào link này.

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x