1. Chỉ số chất lượng không khí – AQI

  • AQI  từ viết tắt của Air Quality Index (AQI) nghĩa chỉ số chất lượng không khí.
  • AQI cho biết tình trạng chất lượng không khí mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Con số này càng cao thể hiện không khí càng ô nhiễmBảng màu phía dưới thể hiện các khoảng giá trị của AQI và tương ứng là chất lượng không khí cùng mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

 

 2. Theo dõi chỉ số chất lượng không khí

Theo dõi mạng lưới quan trắc của các cơ quan nhà nước và đại sứ quán:

Các máy đo này có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, được chứng nhận, số lượng máy rất hạn chế và cần liên tục được bảo dưỡng rất tốn kém.

  • moitruongthudo.vn: Số liệu không theo thời gian thực và có công thức tính VN_AQI theo HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TÍNH TOÁN VÀ CÔNG BỐ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ VIỆT NAM (VN_AQI) của Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam. Trang có sử dụng số đo từ 01 máy đo của Đại sứ quán Pháp;

  • cem.gov.vn: Cổng thông tin quan trắc môi trường của Tổng cục Môi trường. Ngoài chỉ số AQI còn có thể theo dõi các thông số về nước, khí thải (số liệu hiện đang được cập nhật, chưa hiển thị chi tiết);

  • Ứng dụng VN Air: Dữ liệu của các trạm quan trắc môi trường không khí do Tổng cục quản lý và các trạm của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố quản lý. Ứng dụng này có thể tải về từ Google Play và App Store;

  • airnow.gov: Trang của Đại sứ quán Mỹ tại nhiều quốc gia. Dữ liệu của các máy này cũng được các tổ chức ở dưới thu thập;

  • aqicn.org/city/vietnam : Sử dụng số liệu đo của các trạm hiệu chuẩn và đang thu thập của hơn 1,000 thành phố trên thế giới.

Theo dõi mạng quan trắc của các tổ chức nghiên cứu và công ty tư nhân

Các máy đo loại này có chi phí thấp nên được lắp đặt ở rất nhiều địa điểm, chất lượng kỹ thuật cần được hiệu chuẩn và máy cần được bảo dưỡng thường xuyên.

  • Maps.pamair.org: Trang website và ứng dụng điện thoại của công ty Việt Nam PAM Air, có nhiều máy đo ngoài trời nhất tại các tỉnh.

  • Healthy AIR: Ứng dụng điện thoại được phát triển trong dự án cùng tên của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm Không khí và Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Ứng dụng hiển thị dữ liệu chất lượng không khí từ 6 máy đo ngoài trời tại thành phố Hồ Chí Minh.
  • Airnet.vn: Airnet là sản phẩm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu FIMO, trường Đại học quốc gia Hà Nội. Hệ thống sử dụng máy đo trong nhà và ngoài trời (có ghi chú rõ ràng) đặt tại nhiều trường học ở Hà Nội.

Theo dõi chất lượng không khí với các website/app quốc tế

  • IQAir.com: Kênh này sử dụng các dữ liệu khác nhau cả từ vệ tinh, từ các cảm biến do Airvisual sản xuất (có thể cả ngoài trời và trong nhà nhưng trên app không nói rõ), và từ các trang như moitruongthudo.vn (không theo thời gian thực) và đại sứ quán Mỹ.

  • Air-quality.com: Sản phẩm của một công ty nước ngoài, cung cấp nhiều số liệu máy ở các tỉnh thành (chưa rõ là số liệu máy trong nhà hay ngoài trời).

  • Windy.com: Trang theo dõi và dự báo thời tiết và chất lượng không khí.

  • TROPOMI Explorer: Là ứng dụng được viết trên Google Earth Engine với giao diện người dùng cho phép giám sát, vẽ biểu đồ nồng độ trung bình các khí thải phổ biến (NO2, SO2, CH4, CO, HCHO, và O3).

  • BreezoMeter: Trang theo dõi chất lượng không khí, dựa trên dữ liệu từ các trạm quan trắc của chính phủ, lưu lượng giao thông, điều kiện khí tượng, kết hợp với công nghệ học máy và phân tích dữ liệu lớn.

  • Plume Labs: Trang theo dõi chất lượng không khí dựa trên dữ liệu mô hình hóa và dữ liệu từ các cơ quan, tổ chức ở nhiều nước khác nhau.

  • PurpleAir: Trang theo dõi chất lượng không khí dựa trên dữ liệu từ các cảm biến của hãng PurpleAir trên toàn thế giới.

  • Sensor.Community: Trang theo dõi chất lượng không khí dựa trên dữ liệu từ các cảm biến do người dùng tự lắp đặt.

Ngoài ra bạn có thể mua sắm máy đo cá nhân để theo dõi và tham khảo. Trên thị trường, các máy đo phổ biến nhất là máy cảm biến nồng độ bụi PM2.5, gồm có: 

  • Nhà sản xuất Việt Nam: FairKit, PAM Air, Puritrak, Pavana, tMonitor

  • Nhà sản xuất nước ngoài: Air Visual, Laser Egg, Xiaomi Air Detector 

  • Cá nhân, đơn vị quan tâm đến việc lắp đặt máy đo, mượn máy đo, tổ chức các hoạt động giáo dục – truyền thông về chất lượng không khí có thể liên hệ Live&Learn qua email để được hỗ trợ: thehexanh@livelearn.org

 3. Một số lưu ý

  • AQI phản ánh chất lượng không khí tại một khu vực nhất định ở một thời điểm nhất định (theo giờ/ngày).

  • Để đánh giá chất lượng không khí của một khu vực rộng (ví dụ AQI toàn thành phố Hà Nội), cần thu thập, so sánh và đánh giá dữ liệu từ các trạm quan trắc khác nhau trên toàn địa bàn.

  • Khi theo dõi chỉ số CLKK AQI nên theo dõi diễn biến, xu hướng chứ không chỉ nhìn vào 1 giá trị tuyệt đối ở 1 thời điểm và địa điểm. Trong đó:

Theo dõi mức độ chất lượng không khí để có các hoạt động phù hợp.

– Theo dõi xu hướng để biết diễn biến chất lượng không khí.

  • Nên tìm hiểu xem nguồn tin sử dụng loại máy đo có (i) chất lượng tin cậy; (ii) cách tính chỉ số chất lượng không khí như thế nào (theo giờ, theo ngày, theo bụi PM2,5 hay theo nhiều thành phần chất gây ô nhiễm); (iii) có máy đo quanh khu vực mình đang ở không?

  • Các chỉ số đo khác nhau có thể do nhiều nguyên nhân: (i) địa điểm đo khác nhau: nguồn gây ô nhiễm khác nhau, các điều kiện ảnh hưởng đến máy đo khác nhau; (ii) cách tính công thức khác nhau; (iii) thời điểm công bố thông tin khác nhau; (iv) máy đo khác nhau.

 4. Tiếp thêm tri thức cho bạn

5. Lưu ý truyền thông về AQI

Công nghệ theo dõi chất lượng không khí và thông tin ngày càng phát triển, cho phép công chúng và báo chí tiếp cận với các thông tin về chất lượng không khí (CLKK) nhanh chóng hơn. Hiện nay có nhiều trang web và ứng dụng chia sẻ thông tin về chất lượng không khí. Tuy nhiên, các trang web hay ứng dụng có thể sử dụng các phương pháp, công nghệ khác nhau để quan trắc CLKK. Việc hiểu dữ liệu và truyền thông về vấn đề ô nhiễm không khí không dễ dàng. Do đó, chúng tôi soạn hướng dẫn này nhằm đưa ra các lưu ý trong truyền thông về Chỉ số CLKK dựa trên cơ sở khoa học. 

Vui lòng xem hướng dẫn tại đường link này: https://bit.ly/AQIcom21