Trung bình một ngày chúng ta cần hơn 10.000 lít không khí để hít thở.

Một người có thể không ăn uống trong nhiều ngày nhưng chỉ cần ngưng thở vài phút là có thể dẫn tới tử vong. 

 

Cứ 10 người dân trên thế giới thì có 9 người đang hít thở không khí ô nhiễm.

 

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần không khí, bao gồm bụi, hơi và các khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người, gây hại cho động vật, thực vật, vật liệu và có thể gây ra các vấn đề môi trường toàn cầu.
Ô nhiễm không khí bao gồm ô nhiễm không khí trong nhà và ô nhiễm không khí ngoài trời.

Tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay

Trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016, có khoảng 91% dân số đang sống ở những khu vực có chất lượng không khí vượt ngưỡng khuyến cáo của WHO. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các quốc gia Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
Theo nghiên cứu của Đại học Yale năm 2017 về chất lượng môi trường của 180 quốc gia, thì chất lượng không khí của Việt Nam đứng thứ 159, hay là thuộc nhóm 20-30 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất. Cũng trong nghiên cứu này, Trung Quốc xếp thứ 177, và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Nguồn tự nhiên:

  • Hoạt động núi lửa, cháy rừng
  • Quá trình phân rã xác động vật, thực vật, các chất phóng xạ tự nhiên
  • Vi sinh vật, nấm mốc…phát triển

Nguồn nhân tạo:

  • Hoạt động sản xuất công nghiệp
  • Hoạt động nông nghiệp
  • Hoạt động xây dựng
  • Giao thông vận tải
  • Hoạt động dân sinh

 

Vì sao cần lo ngại về ô nhiễm không khí?

Cứ 09 người thì có 01 người tử vong vì các bệnh liên quan đến Ô nhiễm không khí (theo WHO)

ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Một số triệu chứng có thể gặp phải khi chúng ta sống trong bầu không khí bị ô nhiễm:

  • Các triệu chứng liên quan đến mắt: Ngứa mắt, chảy nước mắt, khô mắt
  • Các triệu chứng liên quan đến da: bị ngứa rát, dị ứng, nổi mụn, lão hóa, viêm
  • Các triệu chứng liên quan đến các cơ quan hô hấp: Khô mũi, họng, ngứa mắt, ngạt mũi, ho hắt hơi, chảy máu cam, giọng nói khan hoặc bị biến đổi, tức ngực, thở rít, thở dốc…
  • Các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương: Mệt mỏi, khó tập trung, buồn ngủ, đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn…Những đối tượng nhạy cảm với ô nhiễm không khí

Ảnh hưởng tới môi trường

  • Hiệu ứng nhà kính
  • Mưa axit (lắng đọng axit)
  • Hiện tượng Nghịch đảo nhiệt

Ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người – từ đó gián tiếp tác động tới sự phát triển kinh tế

Ô nhiễm không khí góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp (thiên tai, bão lũ, hạn hán…) làm thiệt hại về kinh tế.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

Khi ở ngoài trời

  • Theo dõi Chỉ số chất lượng không khí hàng ngày để lựa chọn hoạt động ngoài trời phù hợp
  • Sử dụng khẩu trang phù hợp
  • Đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng các phương tiện công cộng, hoăc đi chung
  • Không nổ máy khi dừng, đỗ chờ đèn đỏ quá 20 giây

Khi ở trong nhà

  • Tiết kiệm năng lượng: tắt các thiết bị điện không sử dụng, bật điều hòa ở khoảng 26 – 28 độ C
  • Trồng cây xanh
  • Dùng máy lọc không khí
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Không hút thuốc lá
  • Vệ sinh trong nhà thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn
  • Hạn chế đốt than, củi, rơm rạ để nấu nướng
  • Trao đổi với gia đình, bạn bè, những người xung quanh về vấn đề ô nhiễm không khí
  • Thực hành và chia sẻ các hành động bảo vệ sức khỏe và sống xanh

Sổ tay về Ô nhiễm Không khí

Truy cập tài liệu của dự án Không khí sạch – Thành phố xanh để có thêm các thông tin hữu ích.

Nhận thông tin

                

TRUNG TÂM SỐNG VÀ HỌC TẬP VÌ MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG (LIVE&LEARN)

Địa chỉ: Số 24 Làng Kiến Trúc Phong Cảnh – Ngõ 45A – Võng Thị – Tây Hồ – Hà Nội