Ngày 24/4 vừa qua, Live & Learn đã hỗ trợ bà con nông dân thực hành đào hố xử lý rác tại vườn nhà, thí điểm tại các hộ gia đình thuộc thôn Giao Tác. Các cô bác trong thôn lần lượt thực hành theo những bước xử lý rác vừa được học tại nhà văn hóa. Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng bắt tay vào làm. Trong quá trình làm nhiều câu hỏi thú vị được đặt ra: Xương động vật có thể được xử lý không? Các loại giấy lau cho vào hố được chứ? Làm thế nào để hạn chế ruồi bọ? Và đều được giải đáp chi tiết.
Sau buổi thực hành, tại bốn hộ gia đình, các cô các chú đều đã nắm được các bước xử lý rác:
🥦Bước 1:Pha vi sinh.
Cho 1 thìa cà phê vi sinh và 5 thìa cà phê đường, 0.5-1 lít nước sạch vào chai nhựa đã chuẩn bị và lắc đều. Luôn đặt chai vi sinh cạnh hố ủ để tiện sử dụng.
🥦Bước 2: Chuẩn bị hố ủ
Hố ủ: Đào hố trong vườn, rộng 60x60cm, sâu
50-70cm.
Đặt nắp đậy lên miệng hố, chèn gạch hoặc đất quanh miệng hố chống sạt và chống chuột (nếu có).
🥦Bước 3: Làm lớp đệm lót
Chuẩn bị 20cm đáy hố/ thùng ủ bằng lá cây, rau, thức ăn thừa, phun 1 lít vi sinh lên để tạo lớp vi sinh đáy. Có thể dùng thêm nước đường để tăng hiệu quả khử mùi của lớp lót.
🥦Bước 4:Phân loại rác để đưa vào hố ủ.
Phân loại rác để đưa vào hố ủ. Chỉ sử dụng rác hữu cơ để ủ vi sinh bao gồm rác thải nhà bếp (cơm, rau, thịt, cá, bã trà, cà phê, hoa quả…)
Lưu ý: Không cho giấy ăn, giấy vệ sinh, bỉm, hộp xốp, túi nilon, vỏ chai lọ sành sứ vỡ, xương, xác động vật, vỏ ốc, sò…vào thùng/hố ủ vi sinh.
 
Sau khi hố ủ đầy, các hộ gia đình có thể di chuyển nắp ủ sang vị trí hố khác. Lấp đất vào hố cũ thêm 30 ngày trước khi lấy phân hữu cơ bón vườn. Nếu không có nhu cầu sử dụng phân bón thì lấp đất lên bề mặt hố và không cần lấy phân ra khỏi hố.
 
Việc xử lý rác thải bằng vi sinh giúp giảm lượng rác thải hữu cơ phải thu gom và xử lý, xử lý giảm thiểu mùi hôi thối. Và chúng mình còn có thể biến các phế phẩm tạo thành phân bón hữu cơ đơn giản, giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x