Giao thông đang là một nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố. Cuối tháng một vừa rồi, Thủ đô Bangkok của Thái Lan quyết định đóng cửa 437 trường học công lập để bảo đảm sức khỏe cho học sinh trong bối cảnh khói bụi ô nhiễm bao phủ thành phố. Cơ quan kiểm soát ô nhiễm Thái Lan cho biết khí thải từ động cơ ôtô chiếm 50-60% lượng chất gây ô nhiễm.

Trên thực tế, càng nhiều phương tiện tham gia giao thông thì ô nhiễm không khí càng tăng. Theo thống kê năm 2015, Hà Nội với hơn 7 triệu dân nhưng có tới trên 5 triệu xe máy và 500 nghìn ô tô, chưa tính 1,2 triệu phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn. Tình trạng kẹt xe trầm trọng, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, tai nạn giao thông, biến đổi khí hậu, nguy cơ thiếu hụt xăng dầu… không phải chỉ thấy ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Bangkok, mà còn nhiều đô thị lớn, từ Sao Paolo (Brazil) đến Los Angeles (Hoa Kỳ). Trong khi đó, tại một số thành phố Bắc Âu như Copenhaghen (Đan Mạch), Amsterdam (Hà Lan) tình hình lại khác, khi người dân gần như không phải đối mặt với những mối đe dọa này. 

Việt Nam đang trên đà phát triển thành thành phố của cả xe máy và ô tô, vậy từ phía chúng ta sẽ muốn xây dựng thành phố của phương tiện nào?

Thành phố đáng sống là thành phố của xe đạp, xe máy hay ô tô? Vì sao các thành phố phát triển hàng đầu thế giới quay lại với xe đạp?

Đây là những câu hỏi đã được đưa ra thảo luận trong buổi tọa đàm “Thành phố của xe đạp, xe máy hay ô tô?” do Live&Learn phối hợp với Trung tâm Văn hóa Pháp L’espace tổ chức vào ngày 02/03/2019 trong khuôn khổ dự án Không khí sạch – Thành phố xanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì (USAID) tài trợ. 

Tọa đàm có sự tham gia của các vị khách mời: 

  • Chị Phạm Thúy Loan – Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia;
  • Chị Trương Thị Quỳnh Trang – Hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển tại EDK, JICA, UNDP, GIZ;
  • Anh Phạm Thiên Quan – Trưởng phòng Nghiên cứu Đầu tư và Chứng khoán, Ngân hàng MB.

Xuyên suốt buổi tọa đàm, các diễn giả có những chia sẻ về hiện trạng giao thông tại những thành phố lớn của nước ta và chia sẻ quan điểm về Thế nào là một thành phố đáng sống. Bên cạnh đó, đi từ những kinh nghiệm trên thế giới, hội trường đã cùng nhau thảo luận câu hỏi: Chính phủ, các tổ chức và các cá nhân có thể làm gì để cải thiện tình trạng giao thông đô thị, cũng như ảnh hưởng của nó tới bầu không khí chung. 

Buổi tọa đàm diễn ra trong không khí tọa đàm sôi nổi của cả khách mời và người tham gia, cũng như nhận được sự quan tâm từ báo chí và người theo dõi qua mạng xã hội. 

Một số hình ảnh từ buổi tọa đàm:

 

 

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x