Một bộ ảnh vệ tinh tổng hợp từ các quốc gia cho thấy mức độ ô nhiễm không khí đã giảm đáng kể ở các thành phố trên khắp thế giới nhờ vào các lệnh phong tỏa do dịch COVID-19. Mặc dù vậy, “các bệnh nhân đã chịu các tác động của ô nhiễm không khí từ trước”, cảnh báo từ Liên minh sức khỏe cộng đồng châu Âu (EPHA).

Mức giảm trong nồng độ NO2 và bụi từ giao thông có thể mang lại một số lợi ích cho các bệnh nhân COVID-19 nặng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài là yếu tố gia tăng mạnh các bệnh về phổi và tim, dẫn đến tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn.

Người vận động cho chính sách Sức khỏe và Chất lượng không khí thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Rosamund Adoo-Kissi-Debrah phát biểu: “Tôi đã mất con gái vì mức độ ô nhiễm không khí trầm trọng gần nơi gia đình sinh sống. Vấn đề này đi kèm với rất nhiều con số và thuật ngữ, nhưng thực sự nó chỉ đơn giản là vấn đề của sự sống và cái chết. Đáng buồn thay, chúng ta lại một lần nữa được nhắc nhở về điều này trong tình hình bùng phát dịch COVID-19”.

Tổng thư ký của EPHA, ông Sascha Marschang, cho biết: “Thiệt hại do ô nhiễm không khí đã rõ. Nhiều năm hít thở không khí ô nhiễm từ khí thải xe cộ và các nguồn khác sẽ làm suy yếu sức khỏe của tất cả những người hiện đang bị kéo vào cuộc chiến sinh tử chống lại COVID-19. Tuy nhiên, ngay cả sau vụ bê bối Dieselgate, hàng triệu phương tiện không đạt chuẩn vẫn đang làm không khí trở nên ô nhiễm hơn. Ô tô và thành phố cần phải thay đổi. Mục tiêu không ô nhiễm mà Liên minh Châu Âu (EU) mới đề ra chính là lý do hoàn hảo để quyết tâm thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu đáng kể mức độ ô nhiễm không khí khi dịch COVID kết thúc.

Theo Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA), ô nhiễm không khí là rủi ro sức khỏe môi trường lớn nhất ở châu Âu, đặc biệt ở các thành phố. Bụi (PM), khí nitơ dioxide (NO₂) và ozone tầng mặt đất (O₃) là nguy hại nhất, dẫn đến khoảng 400.000 ca tử vong sớm hàng năm. Một điểm nóng là Bắc Ý, hiện đang là tâm dịch COVID-19 của Châu Âu. Ô nhiễm NO₂ trong đô thị chủ yếu đến từ giao thông, đặc biệt là phương tiện chạy bằng dầu diesel, cũng là một nguồn chính của bụi. Đã có sự gia tăng mạnh về tỷ lệ phương tiện chạy bằng dầu diesel trên khắp châu Âu kể từ đầu thiên niên kỷ, tuy nhiên phần nhiều trong số đó không tuân thủ các tiêu chuẩn về khí thải của châu Âu. Đã có 71 thủ tục vi phạm đang được tiến hành đối với các nước thuộc EU do không đạt chất lượng không khí.

Link bài viết gốc: https://epha.org/air-pollution-clears-in-cities-globally-maps/

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x