Tối ngày 22/9 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố những thông tin mới nhất về Hướng dẫn chất lượng không khí toàn cầu – Global Air Quality Guidelines (AQGs) 2021. Đây là bản cập nhật đầu tiên cho AQGs kể từ lần đầu được công bố năm 2005.

Trong hơn 15 năm qua, chất lượng và số lượng của các bằng chứng về tác động của ô nhiễm không khí đến các mặt khác nhau của sức khỏe đã gia tăng đáng kể. Với lý do đó, hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng không khí 2021 đưa ra khuyến nghị về các ngưỡng CLKK đối với sáu chất ô nhiễm không khí chính PM₂.₅, PM₁₀, NO₂, O₃, SO₂ và CO. Trong đó, một số chỉ số sẽ có giá trị thấp hơn so với bản hướng dẫn năm 2005.

Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) xin được chia sẻ với anh chị bản dịch của Hướng dẫn CLKK mới của WHO dưới đây:

Bản tóm tắt hướng dẫn: 

 

HƯỚNG DẪN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ MỚI CỦA WHO

 

Hướng dẫn toàn cầu của WHO về chất lượng không khí là gì?

Dựa trên rất nhiều các bằng chứng khoa học hiện có, tài liệu hướng dẫn (TLHD) xác định các mức CLKK cần thiết cho bảo vệ sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. AQGs cũng là tài liệu tham khảo để đánh giá mức phơi nhiễm của một nhóm dân số.

Các ngưỡng đặt ra cho các chất ô nhiễm cụ thể trong TLHD này có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cung cấp bằng chứng giúp các cơ quan quản lý xây dựng các tiêu chuẩn và mục tiêu quản lý CLKK có tính ràng buộc về mặt pháp lý ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương.

 

Tài liệu hướng dẫn 2021 có gì mới?

Kể từ hướng dẫn năm 2005, đã có rất nhiều các bằng chứng, cả về số lượng và chất lượng, về tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí. Chính vì vậy, sau khi rà soát một cách hệ thống các bằng chứng sẵn có, một số giá trị trong TLHD AQG 2021 thấp hơn so với 15 năm trước (xem Bảng 1). Hiện tại, đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về các nguồn phát thải và tác động của các chất ô nhiễm không khí đóng góp lên gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

So với TLHD trước của WHO, bản AQGs mới:

  • Sử dụng các phương pháp mới để tổng hợp bằng chứng và xây dựng hướng dẫn;
  • Củng cố các bằng chứng về tác động sức khỏe;
  • Cung cấp bằng chứng chắc chắn hơn về tác động sức khỏe ở các ngưỡng thấp hơn;
  • Đưa ra các ngưỡng AQGs bổ sung, chẳng hạn như mùa cao điểm của O₃, nồng độ NO₂ và CO 24 giờ, cũng như một số ngưỡng và mục tiêu khuyến nghị mới (interim targets);
  • Đưa ra các thực hành tốt trong việc kiểm soát một số loại bụi (carbon đen / carbon nguyên tố, các hạt siêu mịn và các hạt có nguồn gốc từ cát và bão bụi)

Bảng 1. Mức AQG khuyến nghị năm 2021 so với AQG năm 2005

Các chất gây ô nhiễm

Thời gian trung bình

AQG 2005 

AQG 2021

PM₂.₅, µg/m³

Trung bình năm

10

5

Trung bình 24 giờ a 

25

15

PM₁₀, µg/m³

Trung bình năm

20

15

Trung bình 24 giờ a 

50

45

O₃, µg/m³

Mùa cao điểmb

60

Trung bình 8 giờ ᵃ

100

100

NO₂, µg/m³

Trung bình năm

40

10

Trung bình 24 giờᵃ

25

SO₂, µg/m³

Trung bình 24 giờᵃ

20

40

CO, mg/m³

Trung bình 24 giờᵃ

4

 

µg = microgram

ᵃ Phân vị thứ 99 (nghĩa là: 3–4 ngày vượt mức mỗi năm).

ᵇ Tạm dịch: Nồng độ O₃ trung bình tối đa hàng ngày trong 8 giờ liên tục trong sáu tháng liên tiếp có nồng độ O₃ trung bình trượt sáu tháng cao nhất 

Lưu ý: Giá trị trung bình năm và mùa cao điểm là phơi nhiễm dài hạn, còn giá trị trung bình 24 giờ và 8 giờ là phơi nhiễm ngắn hạn.

 

Ô nhiễm không khí là gì và các nguồn gây ô nhiễm không khí trong cuộc sống thường ngày? 

Các chất gây ô nhiễm đã có bằng chứng rõ ràng nhất về tác động sức khỏe gồm có: bụi mịn (PM), ôzôn (O₃), nitơ điôxít (NO₂), lưu huỳnh điôxít (SO₂) và cacbon monoxit (CO). Các rủi ro sức khỏe đáng lưu ý là tác động của bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (µm) (PM2,5).

PM₂.₅ và PM₁₀ có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và PM₂.₅ thậm chí có thể đi vào mạch máu, tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp. Năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO (IARC) đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời và bụi mịn vào các tác nhân gây ung thư.

Các nguồn chính gây ô nhiễm không khí do từ hoạt động của con người có thể khác nhau ở các khu vực địa lý, nhưng nhìn chung bao gồm các nguồn từ năng lượng, giao thông, hoạt động đun nấu và sưởi ấm trong gia đình, các bãi rác, các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Quá trình đốt là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí, đặc biệt là đốt không kiểm soát các nhiên liệu hóa thạch và sinh khối nhằm tạo ra năng lượng.

 

Các ngưỡng AQG được xây dựng như nào?

Các tài liệu hướng dẫn của WHO tuân thủ nghiêm ngặt quy trình rà soát và đánh giá các bằng chứng, cùng sự tham gia của các nhóm chuyên gia với vai trò rõ ràng.

Trong quá trình phát triển TLHD về CLKK, đã có tới hơn 500 nghiên cứu được tổng hợp và rà soát một cách hệ thống nhằm xác định các bằng chứng mới nhất để thiết lập các mức AQG mới. Các hướng dẫn này không bao gồm các khuyến nghị cho trường hợp phơi nhiễm với nhiều chất (đa phơi nhiễm).

 

Tại sao AQGs đóng vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe?

Ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do các bệnh hô hấp và tim mạch – là các nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn cầu. Ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật do nhiễm trùng đường hô hấp dưới, tăng nguy cơ sinh non và các nguyên nhân tử vong khác ở trẻ em và trẻ sơ sinh – đây là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Theo ước tính của WHO, khoảng 7 triệu ca tử vong sớm chủ yếu từ các bệnh không lây nhiễm, là do cả ô nhiễm không khí trong nhà và xung quanh. Chỉ tính riêng ô nhiễm không khí xung quanh (bên ngoài) đã làm mất đi hàng trăm triệu năm sống khỏe mạnh, trong đó hầu hết gánh nặng bệnh tật đặt vào các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Năm 2019, hơn 90% dân số toàn cầu sống trong những khu vực có nồng độ vượt mức AQG năm 2005 của WHO về phơi nhiễm PM2,5 dài hạn. Ô nhiễm không khí nói chung là phổ biến ở hầu hết các nước có thu nhập thấp và trung bình.

 

Gánh nặng bệnh tật do ô nhiễm không khí đang phân bố như thế nào trên thế giới?

Một điều rất quan trọng cần lưu ý là trong năm 2019, trên 90% dân số trên thế giới sống trong các khu vực có nồng độ PM2,5 vượt ngưỡng 10 µg/m³ theo hướng dẫn AQG của WHO năm 2005. Và với ngưỡng AQG năm 2021 xuống thấp hơn năm 2005, thì gánh nặng bệnh tật do ONKK sẽ tăng lên ở tất cả các quốc gia. Trong năm 2019, nồng độ PM2,5 theo trọng số dân số trung bình năm cao nhất là khu vực Đông Nam Á.

Sử dụng tài liệu hướng dẫn này như thế nào?

AQG là bộ hướng dẫn với các bằng chứng rõ ràng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí. Mặc dù các hướng dẫn này không đưa ra các khuyến nghị có tính ràng buộc pháp lý nhưng vẫn có thể được sử dụng làm công cụ tham chiếu để giúp các nhà hoạch định chính sách thiết lập các tiêu chuẩn/quy chuẩn và mục tiêu có tính pháp lý trong công tác quản lý chất lượng không khí ở cấp độ quốc tế, quốc gia hay địa phương. Bộ tiêu chuẩn cũng hữu ích cho các nhà nghiên cứu và các cơ quan nhà nước cấp quốc gia và địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đánh giá tác động, để từ đó tăng cường quan trắc, theo dõi và nghiên cứu chuyên sâu.

 

Bao nhiêu sinh mạng được cứu sống hoặc được cải thiện sức khỏe nếu các quốc gia đạt được ngưỡng AQG mới? 

Thế giới sẽ tránh được khoảng 80% số ca tử vong do phơi nhiễm PM2,5 nếu các quốc gia đưa được nồng độ PM2,5 trung bình năm bằng mức khuyến cáo như hướng dẫn AQG

Việc đạt được mục tiêu chuyển tiếp 4 đối với bụi mịn PM2,5 (tức là bằng ngưỡng AQG năm 2005), sẽ giúp giảm gần 48% tổng số ca tử vong do phơi nhiễm PM2,5. Tỷ lệ giảm cao nhất quan sát được ở các khu vực Đông Nam Á và Châu Phi (lần lượt là 57%60%).

 

Liệu giữa chất lượng không khí và COVID-19 có mối quan hệ nào hay không?

Ô nhiễm không khí có khả năng cao là yếu tố làm tăng gánh nặng sức khỏe do COVID-19 gây raChất NOx – một chất ô nhiễm có liên quan nhiều tới giao thông giảm rõ rệt do các biện pháp giãn cách (lockdown) được áp dụng. Các dữ liệu ở một số thành phố Châu Âu cho thấy mức giảm của chất NO2 lên đến 50% và trong một số trường hợp lên tới 70% so với thời gian trước giãn cách

COVID-19 là một thảm kịch nhưng đồng thời, các biện pháp ứng phó với COVID-19 đã cho thấy các chính sách liên quan tới giao thông và cách con người làm việc, học tập, tiêu dùng có thể đóng góp như thế nào cho bầu không khí chất lượng hơn.

 

Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí đồng thời giảm biến đổi khí hậu? 

Bằng cách đẩy mạnh các hoạt động bền vững về môi trường gắn với bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chúng ta có thể đạt được những bước tiến lớn nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

 

Bản đầy đủ của hướng dẫn: Link

 

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x