Ngày 09/01/2020, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ô nhiễm không khí và trách nhiệm của chúng ta” do Tạp chí Tia Sáng cùng Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam (VCAP) đồng tổ chức đã diễn ra.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu nhiều hơn để “bắt đúng bệnh” về ô nhiễm không khí.
Khi nói đến ô nhiễm không khí, nhiều người đã ý thức được rằng đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân.
Theo các diễn giả tại toạ đàm “Không khí Hà Nội ô nhiễm ở mức nào?” ngày 9/1/2021, mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong gần 20 năm qua có xu hướng vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam và cao hơn một số nước láng giềng.
Tuy vậy, không thể phủ nhận số liệu đo đạc trong vài ba năm trở lại cho thấy ô nhiễm bụi PM2.5 có xu hướng giảm, mặc dù mức độ phát triển kinh tế vẫn cao. Điều này cho thấy các nỗ lực thay đổi – về thói quen sống, sử dụng nhiên liệu, quy hoạch, nâng cao tiêu chuẩn,… – đã góp phần nào đó trong việc cải thiện chất lượng không khí.
Nhưng để có được bầu không khí hít thở tốt hơn, chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức vẫn cần thực hiện nhiều hoạt động mạnh hơn nữa.
Chẳng hạn bàn luận đến vấn đề giao thông, nhiều câu hỏi gửi đến diễn đàn hỏi về việc liệu giao thông có phải nguồn thải chính và nếu cấm xe sẽ giúp giảm ô nhiễm đến mức nào?
Theo các chuyên gia, câu trả lời phụ thuộc vào dữ liệu hiện có. Nhiều nghiên cứu trước đây về ô nhiễm bụi PM2.5 cho Hà Nội cho thấy mức độ đóng góp của nguồn giao thông có thể dao động từ 10-50% tùy thời kỳ. về cơ bản, giao thông cơ giới là một trong những nguồn chính phát thải bụi (và có thể cả các hợp chất hữu cơ VOC) tại Hà Nội. Tuy nhiên, với các ô nhiễm không khí dạng khí, hiện chưa có số liệu về mức đóng góp định lượng của các nguồn thải.
Do vậy, các chuyên gia cho rằng bên cạnh việc tăng cường nghiên cứu để biết rõ vai trò của giao thông trong bức tranh nguồn thải và có các chính sách hướng mục tiêu chính xác, thì chúng ta có thể cải thiện bằng các biện pháp quy định như nâng cao tiêu chuẩn phát thải và kiểm tra khí thải xe máy.
Để thực hiện biện pháp này, nên sử dụng cách tiếp cận mềm dẻo và gắn với trợ giá cho người gặp hoàn cảnh khó khăn.
PGS.TS Nghiêm Trung Dũng (Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường INEST, ĐH Bách khoa Hà Nội) trình bày những nét khái quát nhất về các kết quả nghiên cứu chính về bụi ở Việt Nam. Nồng độ bụi, đặc biệt là bụi PM 2.5, bụi Nano của Việt Nam cao hơn so với quy chuẩn Việt Nam (QCVN 05) và so với nhiều nước châu Á.
Ông cho biết bụi PM 2.5 và bụi nano có thể đi vào phổi, vào máu và đi khắp cơ thể, do vậy mức độ quan tâm về ô nhiễm các loại bụi này đang ngày càng tăng.
Về nguồn phát thải PM2.5: Theo một công bố của Cohen và cộng sự vào năm 2010 (lấy mẫu giai đoạn 2001-2008): Giao thông chiếm 40%; Đốt sinh khối: 13%; Công nghiệp thép và xi măng: 19%; Đốt than đá: 17%; Sulfate thứ cấp: 7.8%; Bụi bốc lên từ đất: 3.4%.
Về nguồn phát thải bụi nano: Theo công bố của Nghiem Trung Dũng và cộng sự vào năm 2020 (lấy mẫu giai đoạn 11-12/2015): Giao thông chiếm 46.28% ; Thứ cấp: 31.18%; Đun nấu sinh hoạt và kinh doanh nhỏ (đốt than): 12.23%; Công nghiệp: 6.05% ; Bụi đường và bụi xây dựng: 2.92%.
Tuy nhiên, với các chất ô nhiễm dạng khí như NO2, SO2, O3… hiện chưa có các nghiên cứu rõ ràng chỉ ra nguồn thải của từng loại chất này.
Theo PGS Nghiêm Trung Dũng, chừng nào chúng ta chưa xác định được nguồn thải chính, chừng đó công tác phòng chống ô nhiễm còn gian truân bởi không thể “bắt được đúng bệnh”. Ông cũng nhấn mạnh một trong những lý do vì số lượng các nghiên cứu còn rất mỏng, cả về thời gian lẫn số lượng các địa điểm được đo đạc.
Ông cho biết bụi PM 2.5 và bụi nano có thể đi vào phổi, vào máu và đi khắp cơ thể, do vậy mức độ quan tâm về ô nhiễm các loại bụi này đang ngày càng tăng.
Về nguồn phát thải PM2.5: Theo một công bố của Cohen và cộng sự vào năm 2010 (lấy mẫu giai đoạn 2001-2008): Giao thông chiếm 40%; Đốt sinh khối: 13%; Công nghiệp thép và xi măng: 19%; Đốt than đá: 17%; Sulfate thứ cấp: 7.8%; Bụi bốc lên từ đất: 3.4%.
Về nguồn phát thải bụi nano: Theo công bố của Nghiem Trung Dũng và cộng sự vào năm 2020 (lấy mẫu giai đoạn 11-12/2015): Giao thông chiếm 46.28% ; Thứ cấp: 31.18%; Đun nấu sinh hoạt và kinh doanh nhỏ (đốt than): 12.23%; Công nghiệp: 6.05% ; Bụi đường và bụi xây dựng: 2.92%.
Tuy nhiên, với các chất ô nhiễm dạng khí như NO2, SO2, O3… hiện chưa có các nghiên cứu rõ ràng chỉ ra nguồn thải của từng loại chất này.
Theo PGS Nghiêm Trung Dũng, chừng nào chúng ta chưa xác định được nguồn thải chính, chừng đó công tác phòng chống ô nhiễm còn gian truân bởi không thể “bắt được đúng bệnh”. Ông cũng nhấn mạnh một trong những lý do vì số lượng các nghiên cứu còn rất mỏng, cả về thời gian lẫn số lượng các địa điểm được đo đạc.
PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh (Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành Giám sát hiện trường – FIMO, ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội) chia sẻ các cách tiếp cận, nghiên cứu về ô nhiễm không khí (ONKK).
Theo chị, hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức đưa ra đánh giá về môi trường, điều này có ý nghĩa quan trọng bởi chúng sẽ góp phần thay đổi chính sách. Tuy vậy, làm thế nào để chúng ta chọn lọc được nguồn thông tin có giá trị? Để trả lời cho câu hỏi này, cần nắm được những ưu nhược điểm của các phương thức quan sát ONKK.
Có hai dạng quan sát ONKK: sử dụng trạm quan trắc, hoặc dùng mô hình hóa để có được thông tin.
Cụ thể, có 3 cách quan trắc: trạm quan trắc cơ bản (ưu điểm: số liệu tin cậy, tần suất quan sát cao; nhược điểm: chi phí cao, số lượng trạm hạn chế, số liệu đại diện khu vực xung quanh vị trí lắp trạm), trạm quan trắc cảm biến (ưu điểm: chi phí thấp, số trạm nhiều, tần suất quan sát cao; nhược điểm: chất lượng dữ liệu, số liệu quá khứ không dài, số liệu chỉ đại diện cho vị trí lắp trạm), ảnh vệ tinh (ưu điểm: nhiều sản phẩm miễn phí, đưa ra số liệu phân bố theo không gian, có số liệu trong thời gian dài; nhược điểm: chất lượng dữ liệu, tần suất quan trắc thấp).
Ngoài ra, có thể quan sát ONKK bằng cách mô hình hóa. Việc mô hình hóa giúp dự báo không gian của các chất ONKK ở nơi không có trạm đo, dự báo về diễn biến trong tương lai gần của các chất ONKK. Các nhà nghiên cứu sẽ xử lý các dữ liệu trạm đo, dữ liệu vệ tinh, dữ liệu khí tượng, dữ liệu địa hình, dữ liệu phụ trợ và mô hình hóa để cho ra bản đồ hiện trạng/dự báo các chất ONKK. Có thể đánh giá chất lượng mô hình này dựa trên so sánh với số liệu các trạm đo cơ bản trên mặt đất.
PGS Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng giới thiệu nghiên cứu mới của nhóm chị, đó là các bản đồ ô nhiễm bụi PM2.5 cấp tỉnh và cấp huyện cho Hà Nội năm 2019. Theo đó, các khu vực nội thành có mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 cao hơn nhiều các khu vực không phải nội thành.
Thông qua một số kỹ thuật mô hình hóa, như mô hình học máy thống kê, bản đồ có thể biểu thị được phân bố chi tiết không gian, chúng ta có thể biết chi tiết các khu vực ô nhiễm trong một quận (sông hồ, đường sá, khu dân cư).
Bên cạnh đó, dựa trên số liệu năm 2014, nhóm nghiên cứu của chị đã chạy mô hình số trị để xem xét diễn biến của bụi PM2.5 ở toàn quốc, miền Bắc Việt Nam và một số phần ở Hà Nội. Video được đăng tại Youtube https://youtu.be/0RVIo7qD6jQ
Theo chị, hiện nay có rất nhiều đơn vị, tổ chức đưa ra đánh giá về môi trường, điều này có ý nghĩa quan trọng bởi chúng sẽ góp phần thay đổi chính sách. Tuy vậy, làm thế nào để chúng ta chọn lọc được nguồn thông tin có giá trị? Để trả lời cho câu hỏi này, cần nắm được những ưu nhược điểm của các phương thức quan sát ONKK.
Có hai dạng quan sát ONKK: sử dụng trạm quan trắc, hoặc dùng mô hình hóa để có được thông tin.
Cụ thể, có 3 cách quan trắc: trạm quan trắc cơ bản (ưu điểm: số liệu tin cậy, tần suất quan sát cao; nhược điểm: chi phí cao, số lượng trạm hạn chế, số liệu đại diện khu vực xung quanh vị trí lắp trạm), trạm quan trắc cảm biến (ưu điểm: chi phí thấp, số trạm nhiều, tần suất quan sát cao; nhược điểm: chất lượng dữ liệu, số liệu quá khứ không dài, số liệu chỉ đại diện cho vị trí lắp trạm), ảnh vệ tinh (ưu điểm: nhiều sản phẩm miễn phí, đưa ra số liệu phân bố theo không gian, có số liệu trong thời gian dài; nhược điểm: chất lượng dữ liệu, tần suất quan trắc thấp).
Ngoài ra, có thể quan sát ONKK bằng cách mô hình hóa. Việc mô hình hóa giúp dự báo không gian của các chất ONKK ở nơi không có trạm đo, dự báo về diễn biến trong tương lai gần của các chất ONKK. Các nhà nghiên cứu sẽ xử lý các dữ liệu trạm đo, dữ liệu vệ tinh, dữ liệu khí tượng, dữ liệu địa hình, dữ liệu phụ trợ và mô hình hóa để cho ra bản đồ hiện trạng/dự báo các chất ONKK. Có thể đánh giá chất lượng mô hình này dựa trên so sánh với số liệu các trạm đo cơ bản trên mặt đất.
PGS Nguyễn Thị Nhật Thanh cũng giới thiệu nghiên cứu mới của nhóm chị, đó là các bản đồ ô nhiễm bụi PM2.5 cấp tỉnh và cấp huyện cho Hà Nội năm 2019. Theo đó, các khu vực nội thành có mức độ ô nhiễm bụi PM2.5 cao hơn nhiều các khu vực không phải nội thành.
Thông qua một số kỹ thuật mô hình hóa, như mô hình học máy thống kê, bản đồ có thể biểu thị được phân bố chi tiết không gian, chúng ta có thể biết chi tiết các khu vực ô nhiễm trong một quận (sông hồ, đường sá, khu dân cư).
Bên cạnh đó, dựa trên số liệu năm 2014, nhóm nghiên cứu của chị đã chạy mô hình số trị để xem xét diễn biến của bụi PM2.5 ở toàn quốc, miền Bắc Việt Nam và một số phần ở Hà Nội. Video được đăng tại Youtube https://youtu.be/0RVIo7qD6jQ
Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, chúng ta thiếu nhiều nghiên cứu, về cả phân bố không gian, thời gian và đối tượng ô nhiễm. Nhưng trước tiên chúng ta phải chú trọng xác định nguồn ô nhiễm chính, đó là cơ sở nền tảng để tiếp tục làm những nghiên cứu tiếp theo.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, chị đưa ra ba điểm quan trọng. Thứ nhất, cần có thêm trạm đo chất lượng tốt phân bố trên phạm vi toàn quốc, bởi chúng ta cần hiểu hiện trạng để đưa ra cách thức phù hợp. Thứ hai, cần phải kiểm soát nguồn phát thải trên toàn quốc để có được bức tranh chung về ô nhiễm không khí (ONKK) ở mỗi khu vực và vì sao lại như vậy. Thứ ba, cần thêm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Hiện nay những nghiên cứu lớn, có tác động, về ONKK đều đến từ quỹ quốc tế, nhưng chị cho biết mình khá lạc quan khi nhà nước, một số tổ chức quỹ như NAFOSTED, VINIF cũng đang bắt đầu tham gia đầu tư cho các chương trình nghiên cứu, lắp đặt thiết bị quan trắc.
Đồng tình với ý kiến này, PGS. TS Nghiêm Trung Dũng cho rằng những công bố có giá trị lớn phần lớn đều đến từ nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, điểm mạnh của dự án quốc tế không phải vì họ nhiều tiền, mà vì họ có chuẩn đầu ra tốt. Vì vậy, nếu chúng ta nâng chuẩn đầu ra thì chúng ta cũng sẽ có được nghiên cứu tốt.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, chị đưa ra ba điểm quan trọng. Thứ nhất, cần có thêm trạm đo chất lượng tốt phân bố trên phạm vi toàn quốc, bởi chúng ta cần hiểu hiện trạng để đưa ra cách thức phù hợp. Thứ hai, cần phải kiểm soát nguồn phát thải trên toàn quốc để có được bức tranh chung về ô nhiễm không khí (ONKK) ở mỗi khu vực và vì sao lại như vậy. Thứ ba, cần thêm đầu tư cho nghiên cứu khoa học.
Hiện nay những nghiên cứu lớn, có tác động, về ONKK đều đến từ quỹ quốc tế, nhưng chị cho biết mình khá lạc quan khi nhà nước, một số tổ chức quỹ như NAFOSTED, VINIF cũng đang bắt đầu tham gia đầu tư cho các chương trình nghiên cứu, lắp đặt thiết bị quan trắc.
Đồng tình với ý kiến này, PGS. TS Nghiêm Trung Dũng cho rằng những công bố có giá trị lớn phần lớn đều đến từ nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên, điểm mạnh của dự án quốc tế không phải vì họ nhiều tiền, mà vì họ có chuẩn đầu ra tốt. Vì vậy, nếu chúng ta nâng chuẩn đầu ra thì chúng ta cũng sẽ có được nghiên cứu tốt.
TS. Hoàng Dương Tùng (Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam), cho rằng chúng ta đang cực kỳ thiếu nghiên cứu về ONKK. Trong khi đó, nghiên cứu cực kỳ quan trọng, bởi dựa vào đó chúng ta mới có được chính sách hợp lý. So với các nghiên cứu về nước thải và rất thải, mức đầu tư cho nghiên cứu không khí rất thấp. Điều này kéo theo chuyên gia nghiên cứu về không khí cũng rất ít, bởi họ không sống được.
Nhà nước phải có chính sách để có nhiều nghiên cứu hơn, cũng như công khai số liệu. Các doanh nghiệp, những chủ nguồn thải, cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình. Và theo ông, chính người dân chúng ta cũng nên tự hỏi rằng mình có sẵn sàng chi trả cho các hoạt động cải thiện chất lượng không khí, chẳng hạn kiểm tra khí thải xe máy hay không.
Theo công bố, TP.HCM đã triển khai chương trình khám xe này với chi phí đảm bảo cho người dân trung bình có thể chi trả là 50.000 VND/năm. TS. Tùng hi vọng Hà Nội sẽ sớm có chương trình tương tự.
Nhà nước phải có chính sách để có nhiều nghiên cứu hơn, cũng như công khai số liệu. Các doanh nghiệp, những chủ nguồn thải, cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình. Và theo ông, chính người dân chúng ta cũng nên tự hỏi rằng mình có sẵn sàng chi trả cho các hoạt động cải thiện chất lượng không khí, chẳng hạn kiểm tra khí thải xe máy hay không.
Theo công bố, TP.HCM đã triển khai chương trình khám xe này với chi phí đảm bảo cho người dân trung bình có thể chi trả là 50.000 VND/năm. TS. Tùng hi vọng Hà Nội sẽ sớm có chương trình tương tự.
Với tư cách là một khán giả tại Tọa đàm, GS. Phạm Ngọc Đăng, phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt Nam, khẳng định hai nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội là bụi từ hoạt động giao thông và xây dựng. Chỉ cần diệt được hai nguồn bụi này, không khí ở Hà Nội sẽ trong sạch.
TS Hoàng Xuân Cơ – nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng mỗi người đều đã có câu trả lời cho riêng mình, đó là Hà Nội đặc biệt ô nhiễm.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một khía cạnh đáng quan tâm. Theo ông, nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí là do sự phát triển của đất nước. Các công trình xây dựng ở nội thành, ngoại thành Hà Nội, và ở các thành phố vệ tinh tăng lên rất nhiều. Dân số tăng lên, phương tiện giao thông cũng tăng lên.
“Chúng ta biết Hà Nội đang ô nhiễm không khí, nhưng chúng ta chưa nhận ra mình là thủ phạm”, TS. Hoàng Xuân Cơ nói.
Bên cạnh đó, ông cho rằng rất ít nhà quản lý đưa ra được lời giải thích khiến người dân có thể thỏa mãn, và đây nên là trách nhiệm quan trọng của các nhà quản lý trong việc cải thiện môi trường.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra một khía cạnh đáng quan tâm. Theo ông, nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí là do sự phát triển của đất nước. Các công trình xây dựng ở nội thành, ngoại thành Hà Nội, và ở các thành phố vệ tinh tăng lên rất nhiều. Dân số tăng lên, phương tiện giao thông cũng tăng lên.
“Chúng ta biết Hà Nội đang ô nhiễm không khí, nhưng chúng ta chưa nhận ra mình là thủ phạm”, TS. Hoàng Xuân Cơ nói.
Bên cạnh đó, ông cho rằng rất ít nhà quản lý đưa ra được lời giải thích khiến người dân có thể thỏa mãn, và đây nên là trách nhiệm quan trọng của các nhà quản lý trong việc cải thiện môi trường.
———————
Đây là tọa đàm đầu tiên trong chuỗi sự kiện “Ô nhiễm không khí và trách nhiệm của chúng ta” đồng tổ chức do Tạp chí Tia Sáng cùng Mạng lưới Không khí Sạch Việt Nam (VCAP), Trung tâm Sống và Học tập Vì môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) trong khuôn khổ Dự án “Chung tay vì Không khí sạch” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ.
Ảnh: Mỹ Hạnh – Tia Sáng