Theo thống kê của WHO về ô nhiễm không khí trong nhà, trên thế giới hiện có khoảng 3 tỷ người vẫn sử dụng bếp than, củi,..trong các hoạt động sưởi ấm, nấu nướng. Điều này không chỉ khiến tình trạng ONKK trong nhà thêm nghiêm trọng mà còn dẫn tới các ảnh hưởng về sức khỏe. Hơn 46% người dân Việt Nam đang sử dụng chất đốt rắn để đun nấu, phần lớn ở các bếp kiềng – bếp hở. Việc sử dụng chất đốt rắn (than, củi,…) khiến hơn 10 nghìn người chết mỗi năm vì khí thải từ chính căn bếp của mình. 

Ngày 26, 27, 28/11 và 3/12 vừa qua, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng Live & Learn đã cùng Quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Chất lượng không khí và Sức khỏe chúng ta” tại 4 phường Cửa Nam, Hàng Bồ, Hàng Mã và Cửa Đông. Tại sự kiện, các chuyên gia về sức khỏe và ô nhiễm không khí đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về chất lượng không khí, các cách kiểm tra chất lượng không khí và các nguy cơ, tác hại khi sử dụng hoặc hít phải khí độc khói bếp than.

1 lần đốt bếp than tương đương với hút 40 điếu thuốc lá, cùng rất nhiều con số khác thể hiện tác hại của khói bếp than tổ ong. Dù biết tác hại của bếp than là vậy, nhưng vì cơm áo gạo tiền, vì nhiên liệu chi phí thấp, hằng ngày vẫn có hàng trăm bếp than trong nội thành thành phố Hà Nội đang đỏ lửa.

Sự kiện không chỉ là cơ hội để người dân hiểu hơn về chất lượng không khí mà mình đang hít thở mỗi ngày, mà còn là cơ hội để đại diện các hộ gia đình bày tỏ ý kiến, quan điểm về việc chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong trong giai đoạn 2019-2021 sắp tới của thành phố Hà Nội.

Một số hình ảnh tại sự kiện:

Sự kiện do Ủy ban nhân dân Quận Hoàn Kiếm chủ trì và phối hợp thực hiện cùng Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng trong khuôn khổ thực hiện dự án về Ô nhiễm không khí do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x