Các nghiên cứu nổi bật về chất lượng không khí ở Việt Nam trong giai đoạn cách ly xã hội do Covid-19 (cập nhật đến tháng 9/2021)

Sắp xếp theo thời gian công bố nghiên cứu

1. ASSESSING THE IMPACT OF TRAFFIC EMISSIONS ON FINE PARTICULATE MATTER AND CARBON MONOXIDE LEVELS IN HANOI THROUGH COVID-10 SOCIAL DISTANCING PERIODS

  • Nhóm tác giả: Nhung H. Le, Bich-Thuy Ly, Phong K. Thai, et al.
  • Phương pháp: dữ liệu từ 9 trạm quan trắc nền đô thị và giao thông, thuật toán random forest 
  • Tóm tắt kết quả: Trong thời gian 22/3/2020 đến 22/4/2020, nồng độ PM2,5 giảm 14-18%, nồng độ CO giảm 28-41% so với 1-21/3/2020. Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí. Sau khi loại bỏ ảnh hưởng của điều kiện khí tượng, nồng độ PM2,5 giảm khoảng 7-10%, nồng độ CO giảm 5-11%. Chất lượng không khí được cải thiện trong thời gian cách ly xã hội có thể do giảm phát thải giao thông. Trong thời gian này, phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than tương đối ổn định.  

Đọc nghiên cứu tại đây >>

2. AIR  POLLUTION IN VIETNAM DURING THE COVID-19 SOCIAL ISOLATION, EVIDENCE OF REDUCTION IN HUMAN ACTIVITIES 

  • Nhóm tác giả: Truong X. Ngo, Ngoc T. N. Do, Hieu D. T. Phan, et al.
  • Phương pháp: ảnh vệ tinh Sentinel 5P và vệ tinh OMI quan sát NO2
  • Tóm tắt kết quả: trong thời gian 1/4/2020 đến 22/4/2020, mật độ NO2 trên toàn quốc có xu hướng giảm 9,3% (theo quan sát của vệ tinh Sentinel 5P) và 7,2% (quan sát của vệ tinh OMI) so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm NO2 được thể hiện rõ ở các khu vực đô thị với mật độ dân cư, giao thông, khu công nghiệp cao. Ở thành phố Hồ Chí Minh, mật độ NO2 giảm 16,62% so với tháng trước và 11,77% so với cùng kỳ năm trước.

Đọc nghiên cứu tại đây >>

3. SPATIAL AND TEMPORAL VARIATIONS OF THE PM2.5 CONCENTRATIONS IN HANOI METROPOLITANS AREA,  VIETNAM, DURING THE COVID-19 LOCKDOWNS

  • Nhóm tác giả: Quang Tran Vuong, Sung-Deuk Choi, Vuong Thu Bac, et al.
  • Phương pháp: dữ liệu từ 22 thiết bị của mạng lưới PAM Air ở Hà Nội
  • Tóm tắt kết quả: nồng độ PM2,5 trong tháng 4/2020 ở Hà Nội thấp hơn 3 tháng trước đó. Cụ thể, nồng độ PM2,5 và NO2 trong tháng 4 giảm lần lượt 12 và 54% so với tháng 3, đặc biệt tại các khu vực có nhiều hoạt động thương mại. 

Đọc nghiên cứu tại đây >>

4. IMPACTS OF COVID-19 PARTIAL LOCKDOWN ON PM2.5, SO2, NO2, O3, AND TRACE ELEMENTS IN PM2.5 IN HANOI, VIETNAM

  • Nhóm tác giả: Thi Phuong Mai Nguyen, Thi Hieu Bui, Manh Khai Nguyen, et al.
  • Phương pháp: dữ liệu từ trạm quan trắc tự động ở Nguyễn Văn Cừ, lấy mẫu bụi tại 3 địa điểm ở Hà Nội
  • Tóm tắt kết quả: trong thời gian 1/4/2020 đến 22/4/2020, nồng độ NO2, PM2,5, O3, and SO2 giảm lần lượt 75,8, 55,9, 21,4, and 60,7% so với cùng kỳ các năm 2014, 2016, 2017. Nồng độ các chất Cd, Se, As, Sr, Ba, Cu, Mn, Pb, K, Zn, Ca, Al và Mg trong thời cách ly xã hội thấp hơn so với trước khi cách ly (tháng 3/2020). 

Đọc nghiên cứu tại đây >>

5. GEOSPATIAL ANALYSIS OF COVID 19 LOCKDOWN EFFECTS ON AIR QUALITY IN THE SOUTH AND SOUTHEAST ASIAN REGION

  • Nhóm tác giả: Sanjoy Roy, Monojit Saha, Bandhan Dhar, et al.
  • Phương pháp: ảnh vệ tinh, dữ liệu mô hình hóa
  • Tóm tắt kết quả: trong 19 thành phố được xem xét trong nghiên cứu, Dhaka, Kathmandu, Jakarta, Hà Nội có mức giảm NO2 nhiều nhất (40-47%, cụ thể Hà Nội giảm 45,79%) trong thời gian 27/03/2020 – 31/05/2020 năm 2020 so sánh với cùng kỳ năm 2019. 

Đọc nghiên cứu tại đây >>

6. THE BENEFICIAL IMPACTS OF COVID 19 LOCKDOWNS ON AIR POLLUTION: EVIDENCE FROM VIETNAM 

  • Nhóm tác giả: Hai-Anh H. Dang, Trong-Anh Trinh
  • Phương pháp: ảnh Sentinel 5P quan sát NO2, dữ liệu khí tượng từ cơ quan quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), vị trí các nhà máy nhiệt điện, xi măng; sản xuất công nghiệp, v.v.
  • Tóm tắt kết quả: trong thời gian 1/4/2020 đến 14/4/2020, nồng độ NO2 ở Việt Nam giảm từ 24%–32% trong hai tuần sau ngày bắt đầu cách ly xã hội. Lợi ích kinh tế đem lại khi chất lượng không khí cải thiện được ước tính là 0,6 tỉ USD.

Đọc nghiên cứu tại đây >>

7. LOCKDOWNS ACROSS SOUTHEAST ASIA IMPROVE AIR QUALITY – BUT NOT EVERYWHERE

  • Nhóm tác giả: Isabella Suarez, Lauri Myllyvirta
  • Phương pháp: ảnh vệ tinh Sentinel 5P quan sát NO2
  • Tóm tắt kết quả: mật độ NO2 từ 16/02/2020 đến 01/05/2020 tại TP HCM giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019. Cũng trong thời gian trên, nồng độ PM2,5 ở Hà Nội tăng 40%, ở TP HCM tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019.

Đọc nghiên cứu tại đây >>

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x