Các nghiên cứu nổi bật về ONKK ở Việt Nam trong Quý II/2021
1. TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH LY XÃ HỘI DO COVID-19
Các nghiên cứu đã được Live & Learn tổng hợp theo thời gian công bố nghiên cứu theo đường link sau: Tổng hợp nghiên cứu >>
2. BẢN THẢO BÁO CÁO: HIỆN TRẠNG BỤI PM2,5 TẠI VIỆT NAM 2019-2020 SỬ DỤNG DỮ LIỆU ĐA NGUỒN
VNU-UET, LiveLearn và các đối tác
Báo cáo sẽ trình bày và phân tích chi tiết về chất lượng không khí tại Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2020. Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp thông tin đa chiều về hiện trạng chất lượng không khí thông qua chỉ số bụi PM2,5 ở cấp quốc gia, cụ thể là cấp tỉnh trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và cấp quận/huyện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sử dũng dữ liệu từ nhiueuef nguồn mở về CLKK, bao gồm trạm quan trắc và dữ liệu mô hình hóa cùng tổng hợp các nghiên cứu mới nhất về không khí tại Việt Nam.
3. BÁO CÁO: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ CHO HÀ NỘI
Ngân hàng thế giới
Báo cáo Quản lý chất lượng không khí cho Hà Nội công bố tháng 6 năm 2021, do Ngân hàng Thế Giới xây dựng trên cở sở hợp tác với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cập nhật thực trạng chất lượng không khí đáng lo ngại của thủ đô. Từ năm 2015 đến nay, nồng độ trung bình năm của bụi PM2,5 tại trung tâm` Hà Nội cao gần gấp đôi so với Quy chuẩn Quốc gia. Dự đoán vào năm 2030 nồng độ PM2,5 trung bình năm sẽ cao gấp đôi tiêu chuẩn quốc gia và cao hơn nhiều tiêu chuẩn của WHO. 29% tổng lượng bụi mịn PM2,5 đến từ hoạt động công nghiệp. 2/3 lượng bụi mịn được vận chuyển từ các vùng ngoài Hà Nội. Chi phí y tế và phúc lợi xã hội do các bệnh từ bụi mịn PM2,5 chiếm 7,74% Tổng Sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Hà Nội.
4. NGHIÊN CỨU SO SÁNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ NGUỒN CỦA BỤI PM1.0 VÀ PM2.5 TẠI HÀ NỘI
P.D.Hien, V.T.Bac, N.T.H.Thinh, H.L.Anh, D.D.Thang, N.T.Nghia
5. HỆ SỐ PHÁT THẢI CỦA MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ ĐỐT RƠM RẠ TẠI HÀ NỘI
Chau-Thuy Pham, Bich-Thuy Ly, Trung-Dung Nghiem và cộng sự
Nhóm tác giả đã mô phỏng kiểu đốt rơm rạ theo đống nhỏ trong trong tủ hút khí và thực địa để xác định hệ số phát thải (EF) các chất ô nhiễm dạng khí, PM và PAHs. EF của PM2,5 từ thí nghiệm thực địa là 34,0 ± 17,6 g/kg rơm, SO2 từ thí nghiệm thực địa là 1,4 ± 1,1 g/kg rơm, SO2 từ phòng thí nghiệm là 1,82 ± 1,77 g/kg rơm. Các giá trị EF này cao hơn hệ số đo được ở Thái Lan và Trung Quốc. Dựa trên các EF này, nhóm nghiên cứu ước lượng rằng đốt rơm rạ ở Hà Nội thải ra 369,6 Gg CO2 và 10,8 Gg PM2,5.
6. SỬ DỤNG MÔ HÌNH NIỀM TIN SỨC KHỎE ĐỂ TÌM HIỂU THÁI ĐỘ, NIỀM TIN CỦA TRẺ EM VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
H.T.C.H.Le, T.N.Dang, R.Ware và cộng sự
Nhóm nghiên cứu phát triển một công cụ dựa trên cấu trúc của mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) nhằm xác định các yếu tố dự đoán hành vi đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi ONKK từ giao thông. Bảng hỏi của nhóm được chỉnh sửa qua các phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và thí điểm khảo sát định lượng. Đối tượng tham gia là 121 học sinh và 9 chuyên gia ở Việt Nam. Mức độ phù hợp của các mục trong bảng câu hỏi giữa hai lần đánh giá dao động từ 47,2% đến 78,3%; hệ số tương quan nội bộ từ 0,16 đến 0,87. Công cụ này thích hợp để tìm hiểu thái độ và niềm tin sức khỏe liên quan đến các hành vi tự bảo vệ để giảm phơi nhiễm với ONKK từ giao thông.
Các nghiên cứu nổi bật về ONKK trên thế giới trong Quý II/2021
1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƠI NHIÊM DÀI HẠN VỚI ONKK LÊN TỶ LỆ MẮC VÀ TỬ VONG DO COVID-19 Ở 36 NƯỚC THÀNH VIÊN OECD
Zohar Barnett-Itzhaki, Adi Levide
Nghiên cứu này đánh giá mối liên hệ giữa phơi nhiễm dài hạn với PM2,5 và NOx với tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 ở 36 nước thành viên OECD, dựa trên số ca mắc và tử vong do Covid-19 hàng ngày (tháng 1-tháng 6/2020) từ ngày phát hiện ca dương tính với Covid-19 đầu tiên ở mỗi nước, các dữ liệu về dân số, sức khỏe, kinh tế, môi trường. Tại tất cả các nước, nồng độ PM2,5 từ 2015-2017 có tương quan thuận với tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 vào các ngày thứ 10, 20, 40, 60 từ ngày phát hiện ca dương tính đầu tiên. Nồng độ NOx từ 2015-2017 và mật độ dân số cũng có tương quan thuận với tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 vào ngày thứ 60.
2. TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI TỪ CHÁY RỪNG LÊN NỒNG ĐỘ PM2,5 MẶT ĐẤT, PHƠI NHIỄM BỤI VÀ TỶ LỆ TỬ VONG TOÀN CẦU
G.Roberts, M.J.Wooste
Sử dụng dữ liệu năm 2016-2019 từ Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS), nghiên cứu này cho thấy nồng độ PM2,5 trung bình năm với trọng số dân số ở 143 quốc gia cao hơn nồng độ được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (10mg/m3). Hàng năm, 67,2 triệu người bị phơi nhiễm với nồng độ PM2,5 tương đương mức Nguy hại theo US AQI. Các đám cháy rừng khiến 44 triệu người bị phơi nhiễm với chất lượng không khí ở mức Xấu, 4 triệu người bị phơi nhiễm với chất lượng không khí ở mức Nguy hại. Phơi nhiễm với các chất ô nhiễm từ cháy rừng gây ra 677.745 ca tử vong sớm, trong đó 39% ca là trẻ em dưới 5 tuổi. Con số này chiếm 8-21% số ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí ngoài trời. Các nước nằm ở trung tâm và phía tây châu Phi, nam và đông nam châu Á bị ảnh hưởng nhiều nhất ởi ONKK từ cháy rừng.