Giới thiệu chương trình
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, đốt rơm rạ đã được xác định là một trong 12 nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Quá trình đốt rơm rạ sản sinh ra nhiều chất gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như CO2, CO, SO2, NOx, NH3, HC, bụi PM10, bụi PM2.5, v.v. Ảnh hưởng trực tiếp của các chất này là làm cay mắt, chảy nước mắt, ho, hắt hơi, thậm chí là buồn nôn, khó thở. Nếu hít phải các loại khí này trong thời gian dài, con người sẽ dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp và tim mạch.
Ngày 18/09/2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành chỉ thị 15/CT-UBND về việc Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ trên toàn thành phố Hà Nội. Bước đầu cần hỗ trợ nông dân tại các huyện ngoại thành Hà Nội thực hiện các giải pháp khác để xử lý xử lý đúng cách để một nguồn tài nguyên, mang lại lợi ích môi trường, kinh tế cho người nông dân. Trên thực tế, đã có những người nông dân sử dụng rơm rạ để làm thức ăn gia súc, ủ phân bón, lót chuồng, đun nấu, trồng nấm, làm mũ rơm, chổi rơm v.v. Tuy nhiên, từ chính sách đến các giải pháp cụ thể với người dân còn nhiều vướng mắc, dẫn đến chưa giảm được triệt để tình trạng đốt rơm rạ.
Để hỗ trợ quá trình triển khai chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/09/2020, chương trình “Hỗ trợ giải pháp hạn chế đốt rơm rạ tại Hà Nội” đã phối hợp với mạng lưới đối tác bao gồm: các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và cộng đồng, thực hiện các can thiệp nhằm hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên địa bàn Hà Nội và tận dụng rơm rạ làm đầu vào cho các hoạt động khác.