Ngày 19/12 vừa qua, tại hội trường Chu Văn An, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra hội thảo ‘Đánh giá tác động ô nhiễm không khí lên sức khỏe tiếp cận từ công nghệ viễn thám’. Hội thảo là sự kết hợp của những nhà khoa học đến từ hai lĩnh vực, ô nhiễm không khí và sức khỏe, để đưa ra đánh giá tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe với cơ sở khoa học.

Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ô nhiễm không khí đã được các nhà khoa học nghiên cứu được một thời gian dài. Kéo dài 5 năm (2009 – 2014), đề tài ‘Giám sát ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh đa nguồn’ đã được nhóm nghiên cứu trường Đại học Công nghệ thực hiện. Nghiên cứu này là cơ sở để những nhà khoa học lĩnh vực y tế – sức khỏe của trường Đại học Y tế Công cộng thực hiện đánh giá tác động ô nhiễm không khí lên sức khỏe sau này. Ngày 19/12/2019 vừa qua, tại hội trường Chu Văn An của trường Đại học quốc gia, đề tài ‘Đánh giá tác động ô nhiễm không khí lên sức khỏe tiếp cận từ công nghệ viễn thám’ đã được trình bày.

(Ảnh: Thanh Hằng AJC)

Tính đến cuối tháng 4 năm 2018, trên toàn cầu có 684 vệ tinh. Đây là nguồn dữ liệu dồi dào để ứng dụng giám sát ô nhiễm không khí trên phạm vi rộng lớn. Các nhà khoa học của trường Đại học Cộng nghệ sau lấy dữ liệu từ các vệ tinh đã dùng kỹ thuật để tăng cường ảnh gồm tích hợp đa nguồn, căn chỉnh lại số liệu và hiệu chuẩn với 97 trạm khí tượng trên toàn quốc, đã có thể cho ra kết quả giám sát chất lượng không khí có độ phủ lên đến 99,58%. Đây được đánh giá là kết quả tốt và có thể ứng dụng thực hiện nhiều việc như: phân tích tình trạng ô nhiễm không khí, đưa ra các bản đồ các chất gây ô nhiễm không khí, xác định nguồn phát thải ô nhiễm không khí.

(Ảnh: Thanh Hằng AJC)

Cơ sở dữ liệu từ phân tích nguồn ảnh vệ tinh viễn thám là một trong những nguồn cơ sở dữ liệu hữu ích cho các nhà khoa học đến từ trường Đại học Y tế Công cộng phân tích, xác định chất gây ô nhiễm và đánh giá tác động đến sức khỏe của ô nhiễm không khí. Những kết quả này được xuất bản trên tạp chí khoa học uy tín và nhận được nhận xét từ các chuyên gia. Qua đó chứng minh rằng bụi PM2,5; PM10 và PM1 tác động đến bệnh hộ hấp của trẻ em. Ngoài ra còn xác định SO2 có tác động lớn đến sức khỏe, đặc biệt với người cao tuổi và người có tiền sử bệnh COPD*

Hội thảo do trường trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UET), trường Đại học Y tế công cộng (HUPH) và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) phối hợp tổ chức, với nguồn tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

*Bệnh COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD, COAD hay COLD)  một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính  sự suy giảm thông khí mạn tính. Nó thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. (nguồn: Wikipedia)

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x