Ngày 14/1 vừa qua tại khách sạn Fortuna Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Chất lượng không khí Hà Nội: Hợp tác 2020 và những năm tiếp theo” do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (DONRE) cùng phối hợp với Ngân hàng Thế Giới (WB), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) và Mạng lưới Không Khí Sạch Việt Nam (VCAP) phối hợp tổ chức.

Chương trình hội thảo được chia làm hai phần chính gồm Phần I: Cập nhật hoạt động của cơ quan nhà nước và các tổ chức, và Phần II: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp của các nhóm nghiên cứu và nhà khoa học.

1. Phần I: cập nhật hoạt động

Mở đầu Phần I của hội thảo, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bà Lê Thanh Chi đã có phần trình bày kết quả hoạt động của Sở trong năm 2019 vừa qua và cập nhật kế hoạch hoạt động trong năm 2020. Theo đó, với tình trạng không khí diễn biến phức tạp trong năm qua, Sở TN&MT Hà Nội đã thực hiện nhiều kế hoạch nhằm cải thiện CLKK và đạt được những kết quả nhất định như: Nâng cao nhận thức của người dân cũng như nâng cao năng lực của cán bộ về ONKK; Xây dựng chính sách nhằm cải thiện chỉ số chất lượng không khí; Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế rơm rạ, Trồng mới cây xanh và Tăng cường các phương tiện giao thông công cộng.

Năm 2020 tới đây, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch quản lý CLKK Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030. Trong đó, thành phố sẽ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế (WB, GIZ, Viện nghiên cứu, các trường đại học, Live & Learn và các tổ chức NGO khác) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu xác định nguồn thải, tiếp đó đó phân tích các ảnh hưởng đến sức khỏe con người, xác định các nhóm giải pháp cho thành phố và cuối cùng là tổ chức thực hiện.

Tiếp đó, Ngân hàng Thế giới đã trình bày Hỗ trợ Kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới trong quản lý chất lượng không khí ở Việt Nam. Cụ thể, WB đang phối hợp thực hiện cùng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cùng các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên để thu thập và phân tích mẫu bụi. Trong khuôn khổ của gói hỗ trợ gồm 3 hoạt động chính: Cải thiện mạng lưới quan trắc chất lượng không khí để xác định nguồn thải; Kiểm kê nguồn phát thải và phát triển, cài đặt và phổ biến mô hình GAINS cho Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Bộ TN&MT; Chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng dự thảo Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cho Hà Nội, bao gồm cả Bắc Ninh và Hưng Yên.

Hiện nay, dự án đã bắt đầu đi vào động từ tháng 8/2019 và đang tiến hành thu thập các mẫu bụi. Hoạt động này sẽ kéo dài một năm và có kết quả vào năm 2020.

Kết thúc Phần I, đại diện tổ chức Live & Learn, bà Đỗ Vân Nguyệt đã tổng kết hoạt động của dự án ‘Không khí sạch – Thành phố xanh’ trong năm 2019 và kế hoạch năm 2020. Hoạt động từ năm 2017 đến nay, Live & Learn đã thực hiện rất nhiều hoạt động nhằm kết nối mạng lưới và xây dựng năng lực cho các tổ chức địa phương và tăng cường hoạt động và chính sách cho không khí sạch – thành phố xanh. Trong đó đạt được các kết quả trong hoạt động kết nối mạng lưới Không khí sạch, nâng cao nhận thức cộng đồng, thực hiện khoa học công dân và các giải pháp cộng đồng từ các nhóm khác nhau, và phối hợp với các viện nghiên cứu và trường đại học để nghiên cứu chính sách.

Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Live & Learn sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động trong các mảng Kết nối, Nâng cao nhận thức, Khoa học công dân, Tăng cường giải pháp và Nghiên cứu chính sách nhằm cải thiện bầu không khí chung trong lành hơn.

2. Phần II: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp

Phần trình bày này tập trung vào các nghiên cứu và mô hình phân tích chất lượng không khí đang được các nhà khoa học thực hiện. Cụ thể, chuyên gia Zbigniew Klimont với bài thuyết trình về ‘Cập nhật các nghiên cứu hiện có: Mô hình GAINS trong Quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội’. 

Phần trình bày này tập trung vào các nghiên cứu và mô hình phân tích chất lượng không khí đang được các nhà khoa học thực hiện. 

Mở đầu phiên thứ hai, Chuyên gia Zbigniew Klimont và chuyên gia Trương An Hà đã trình bày ‘Phát triển và ứng dụng Mô hình GAINS cho và tại Việt Nam. Theo đó, do một phần lớn bụi PM2.5 trong thành phố là đến từ các nguồn lân cận, nên các thành phố không thể một mình giải quyết thách thức về vấn đề này một mình, mà cần thực hiện tại các tỉnh lân cận nữa. Tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng mô hình GAINS trong thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận là Bắc Ninh và Hưng Yên. Qua nghiên cứu này, mô hình GAINS cũng giúp xác định danh sách các biện pháp giảm thiểu phát thải hiệu quả nhất về mặt chi phí và là nguồn thông tin tham khảo cho công tác hoạch định chính sách.

Tiếp theo, PGS. TS. Nguyễn Thị Nhật Thanh đã giới thiệu nghiên cứu ‘Giám sát ô nhiễm không khí sử dụng ảnh vệ tinh và ứng dụng trong kiểm kê phát thải đốt sinh khối’. Trong đó, công nghệ ảnh Viễn thám được sử dụng để (i) phân tích hiện trạng ô nhiễm không khí; (ii) mô hình hóa các chất ONKK; (iii) xác định nguồn phát thải tiềm năng; và (iv) kiểm kê phát thải.

Công nghệ ảnh Viễn thám cũng là một trong những nguồn dữ liệu để nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Thị Trang Nhung ‘Nghiên cứu đánh giá tác động của ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Việt Nam: Hiện trạng và tương lai’. Các nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với khả năng dị tật. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu mong rằng có thể hợp tác với thành phố Hà Nội nhiều hơn trong việc đánh giá tác động trước và sau khi thực hiện chính sách để thấy được kết quả của những chính sách mà thành phố đưa ra.

Hội thảo là cơ hội để cơ quan nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực chất lượng không khí nhìn lại những gì đã làm được trong năm 2019 và mở ra kết nối cùng cơ hội hợp tác trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x