Theo Báo cáo về Chỉ số năng lực quản lý môi trường (EPI) năm 2018 của Đại học Yale, Việt Nam xếp hạng thứ 159/180 quốc gia về chất lượng không khí và 129/150 về sức khỏe môi trường. Ở Việt Nam, hơn 60.000 người tử vong năm 2016 do bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi đều có liên quan tới ONKK. Do đó, việc theo dõi các báo cáo cập nhật về Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là rất cần thiết để người dân nắm được hiện trạng và thông tin về ảnh hưởng sức khỏe và cách tránh những tác động đó.

Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) hợp tác cùng Trung tâm Công nghệ tích hợp liên ngành giám sát hiện trường (FIMO) – Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai dự án Phát triển mạng lưới theo dõi chất lượng không khí tại Hà Nội và ứng dụng di động về ô nhiễm không khí dành cho cộng đồng.

Các thiết bị đo CLKK được đặt trong các hộp gỗ với đường thông gió ở hai bên hông và mặt trước nhằm đảm bảo không khí được lưu thông để có kết quả đo lường chính xác.

Mạng lưới trạm quan trắc chất lượng không khí (CLKK) sử dụng cảm biến chi phí thấp FairKit được triển khai lắp đặt tại 25 trường học hoặc cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 15/3 tới 31/5/2019. FAirKit là thiết bị được phát triển bởi Trung tâm FIMO, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQG HN. FAirKit sử dụng cảm biến chi phí thấp và hỗ trợ đo các thông số chất lượng không khí cơ bản (PM2.5, PM10, CO) và nhiệt độ, độ ẩm tương đối. Thiết bị FAirKit có 2 loại là thiết bị đo CLKK trong nhà và thiết bị đo CLKK xung quanh.

Các máy đo có thể kết nối với nhau để về chất lượng không khí và tình trạng ô nhiễm không khí theo thời gian thực cho công chúng, tiến đến mục tiêu xa hơn là đưa thông tin tổng hợp, chính xác và cập nhật về hiện trạng không khí của Thủ đô

Công chúng có thể cập nhật các thông tin chất lượng không khí bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các chất ô nhiễm (bụi PM10, PM2.5, PM1, CO). Mạng lưới giám sát không khí dày đặc này sẽ cung cấp thông tin và cảnh báo ô nhiễm không khí theo thời gian thực cho người dùng thông qua trang web AirNet và ứng dụng di động AirNet. Từ đó, mạng lưới này cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, những thông tin này cũng có thể là thông tin tham chiếu, hỗ trợ các nhà quản lý môi trường và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp và quyết định kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả hơn.

   Hình ảnh trên web AirNet được hiển thị

Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Không khí sạch – Thành phố xanh” do Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) chủ trì thực hiện từ 2017 tới 2020 với hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Dự án hướng đến giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí và tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe tại thành phố Hà Nội thông qua kết nối các cơ quan địa phương, bao gồm câu lạc bộ thanh niên, trường học, tổ chức xã hội và dân sự, doanh nghiệp và chính quyền để tăng cường các nỗ lực và hành động cải thiện chất lượng không khí.

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x